Cloudflare là gì?
Cloudflare được biết đến là một dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lưu lượng truy cập qua lớp bảo vệ CloudFlare. Hay nói một cách dễ hiểu thì thay vì bạn truy cập trực tiếp vào Website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS (Domain Name Server) thì bạn sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của CloudFlare. Các truy cập sẽ phải đi qua máy chủ của CloudFlare để xem dữ liệu website thay vì truy cập trực tiếp.
Với những tính năng hấp dẫn mà nhà cung cấp DNS không có, CloudFlare được rất nhiều Webmaster tin dùng hiện nay. CloudFlare ngoài những chức năng thông thường, còn có nhiều dịch vụ khác nữa về CDN, SPDY, tường lửa chống Ddos, Spam, SSL, Forward Domain,…Cloudflare hiện nay được sử dụng miễn phí nên càng được nhiều người ưa chuộng và tin dùng cho nhiều việc, trong đó phải nói đến việc tăng tốc độ và bảo mật cho website.
Mạng lưới càng lớn, hiệu suất và bảo mật tốt hơn CloudFlare có thể cung cấp cho khách hàng của họ.
Mỗi trung tâm dữ liệu Cloudflare mới đều cải thiện hiệu suất, bảo mật và độ tin cậy của hàng triệu trang web, khi CloudFlare mở rộng diện tích bề mặt để chống lại các cuộc tấn công đang phát triển và phục vụ các yêu cầu web thậm chí gần hơn với người dùng Internet.
Hiện tại người dùng đã có thể sử dụng CloudFlare tại Hà Nội tại một số thời điểm, điều này đồng nghĩa với việc bạn sử dụng Hosting nước ngoài mà có truy cập ở Việt Nam thì việc website bạn có tốc độ tải tốt hơn là điều đáng để nhắc tới thay vì DNS phải chuyển qua các mạng lưới khác nằm rải rác khắp thế giới và được ưu tiên gần người dùng nhất.
Bạn cũng giảm thiểu đi sự lo lắng về vấn đề Việt Nam hay bị đứt cáp quang quốc tế và giảm hiệu suất truy cập trong các “dịp” đứt cáp quang này khiến việc truy cập website này, trên thực tế thì việc đứt cáp quang này có thể chỉ là một vấn đề che khuất phía sau là việc “giới hạn thông số” của nhà cung cấp dịch vụ mạng tại Việt Nam vào các thời điểm truy cập cao.
Ưu và nhược điểm của việc sử dụng CloudFlare
Ưu điểm:
- Giúp website của bạn tăng tốc độ truy cập bằng cách CloudFlare sẽ lưu một bản bộ nhớ đệm (cache) của Website trên máy chủ của CDN của họ. Từ đó phân phối cho người dùng truy cập ở gần máy chủ đó nhất. Chẳng hạn như nếu hosting tại Việt Nam đặt máy chủ đặt ở TP.HCM thì người dùng ở New York sẽ truy cập chậm vì máy chủ vật lý ở xa và ngược lại. Bên cạnh đó, những dữ liệu tĩnh như hình ảnh, CSS, các tập tin,…cũng được CloudFlare nén gzip lại nên tốc độ tải nhanh hơn.
- Giúp tiết kiệm được băng thông cho máy chủ vì hạn chế truy trực trực tiếp vào máy chủ. Lúc này, băng thông sử dụng giảm hẳn chỉ còn 1/2 – 1/3 so với trước khi dùng.
- Giúp website tăng khả năng bảo mật, hạn chế được sự tấn công của DDoS, spam bình luận trên blog và một số phương thức tấn công cơ bản khác. Bạn có thể cải thiện bảo mật website bằng cách sử dụng CloudFlare như sử dụng SSL miễn phí để thêm giao thức HTTPS cho website; hạn chế truy cập từ các quốc gia chỉ định; cấm truy cập với các IP nhất định; công nghệ tường lửa ứng dụng website; bảo vệ các trang có tính chất đăng nhập (gói Pro).
Nhược điểm:
- Nếu website của bạn nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách hàng truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare làm chậm đi tốc độ tải trang vì chất lượng đường truyền quốc tế tại Việt Nam. Nguyên nhân được cho là lúc này truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFare rồi mới trả kết quả về Việt Nam.
- Thời gian uptime website phụ thuộc vào thời gian uptime của Server CloudFlare nếu bạn sử dụng. Tức là nếu Server CloudFlare bị down thì khả năng truy xuất vào website của bạn sẽ bị gián đoạn vì không phân giải được tên miền website đang sử dụng.
- Không ai biết được IP máy chủ của bạn là một điều tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu web bảo mật không kĩ thì sẽ rất dễ bị tấn công bằng nhiều cách khác nhau. Tất nhiên, người dùng cũng sẽ không bao giờ biết được IP thực sự của khách hàng truy cập vào website của mình.
- Đôi lúc Firewall của hosting mà website bạn đang đặt hiểu lầm dải IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công. Rất có thể website của bạn bị offline.
Như vậy Việt Nam sẽ là nơi chứa lần lượt Datacenter của CloudFlare thứ 160 và 161 lần lượt tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, việc truy cập ổn định có thể bắt đầu từ giai đoạn năm 2019, và đây là điều thay đổi mới đáng chú ý sau một thời gian dài các nhà cung cấp đã tin tưởng và chọn Việt Nam như là một nơi để phát triển kinh doanh đặc biệt trong ngành công nghiệp 4.0 áp dụng nhiều về kỹ thuật máy tính và bao gồm cả các thành tựu của các ngành công nghiệp trước đó.